Trường mầm non quận 10 gửi lời khuyên đến các bậc cha mẹ

0
935

Giáo dục con trẻ từ độ tuổi mầm non cho đến các bậc học khác, không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm đến từ phía gia đình. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có cách giáo dục trẻ đúng đắn.

Dưới đây là một vài quan niệm sai lầm của ba mẹ, các trường mầm non quận 10 đã đút kết để giúp ba mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc giáo dục con cái của mình. 

1. Thành quả mang tính tạm thời trong việc nuôi dạy trẻ

Ba mẹ có bao giờ nhìn nhận rằng trường mầm non chính là một bước chuyển của bé đến trường tiểu học? và trường tiểu học chỉ là một bước chuyển tiếp trên con đường tới trường trung học, hay trường trung học chi là một bước chuyển tiếp lên trường phổ thông? Khi nuôi dạy một đứa trẻ, chúng ta có thể dễ dàng bị lầm tưởng bởi những nhu cầu mang tính tức thời của trẻ.

Chúng ta thường bi sa lầy vào chiếc bẫy nguy hiểm của sự nhìn nhận việc vượt qua những kì thi là mục tiêu tối quan trọng hơn là toàn cảnh tuông lai phát triển của con. Rất nhiều người trong chúng ta nuôi dạy con cái dưa trên quan điểm nhìn nhận lấy khả năng học tập học thuật làm trung tâm. Vậy thì, phương diện quan trọng nhất của giáo dục mầm non hay giáo dục tiểu học là gì? Của giáo dục trung học là gì? Chúng ta nên tránh việc nghĩ rằng mục tiêu của giáo dục tiểu học hoặc trung học là để chuẩn bị cho con có thể vào được trường cấp hai hoặc cấp ba tốt hơn. Chúng ta cần phải giữ một tầm nhìn xa và bao quát hơn thế.

Trường mầm non quốc tế tại tphcm giáo dục trẻ học mà chơi - chơi mà học

Trong quá khứ, giáo dục chính thống chú trọng vào việc nuôi dạy một con người tốt, người mà có thể cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, các chính sách giáo dục hiện tại đã thay đổi ở rất nhiều trường học. Với sự đánh giá tập trung ở các bài kiểm tra, học sinh được khuyến khích để đạt được điểm cao hơn các bạn của mình, đôi khi chỉ cần cao hơn một điểm. Dĩ nhiên là, vẫn có những trường học khuyến khích sự tiến bộ chung của tất cả các học sinh. Tuy nhiên, các trường đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Nhìn chung, nền giáo dục hiện nay vẫn đề cao thành tích của các trường học, cái được quyết định bởi số lượng học sinh tốt nghiệp đỗ vào các trường trung học hoặc đại học danh giá.

Mới đây, mẹ của một bé mười tuổi kể cho tôi nghe một cảnh tượng đáng sợ mẹ chứng kiến khi đến thăm một trường mẫu giáo danh giá. Theo lời mẹ, trường học này nhìn nhận điểm số của những bài kiểm tra là yếu tố quan trọng nhất của giáo dục. Trẻ em có điểm số thấp sẽ bị quở mắng nặng nề trước mặt bạn bè và cảnh cáo không được tiếp tục đi học nếu vẫn bị điểm số đáng xấu hổ như vậy. Nhưng học sinh bị điểm kém sẽ bị chuyển chỗ ngồi xuống cuối lớp. Lý thuyết đằng sau cách hành xử này là trẻ sẽ làm việc để tránh việc bị làm bẽ mặt như vậy trong tương lai. “Việc đó thật sự tồi tệ đến mức tôi không thể để con gái mình học ở đó”, người mẹ giải thích.

2. Quá chú trọng vào thành tích học tập có thể làm hại một đứa trẻ

Những kì thi đấu vào là những bước chuyển cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ của trẻ. Tuy nhiên, vượt qua các kì thi này không phải là mục đích cao nhất của giáo dục. Chúng ta phải tránh việc để các kì thi làm méo mó tư duy của trẻ. Các kì thi đầu vào không cần thiết phải là những cơn ác mộng. Nếu không cần tham dự những khóa học luyện thi nhồi sọ nào, mà một đứa trẻ có thể thi đỗ một kì thi, dù độ khó ở mức nào thì kì thi đó sẽ không khiến tâm trí trẻ bị tổn thương. Đứa trẻ có thể coi kì thi đó như một động lực để học tập.

Thay vì theo đuổi mục tiêu trước mắt là thi đỗ kì thi đầu vào, giáo dục nên nuôi dưỡng phẩm chất cá nhân của mỗi bé và kích hoạt các khả năng thiên bẩm tiềm tàng vô hạn của trẻ. Tôi mong muốn được nhìn thấy một nền giáo dục thực sự khi mà các em được thể hiện các khả năng sở trường của mình. Trẻ em nên được khuyến khích theo đuổi sở thích của mình để khi lớn lên, các con có thể cống hiến cho xã hội ở những lĩnh vực đó.

Trường mầm non quận 10 khuyến khích trẻ tự do phát biểu trong giờ học

Phương pháp não trái truyền thống chủ ý nuôi dưỡng trí thông minh bằng cách truyền thụ kiến thức từ bên ngoài. Phương pháp này có những hạn chế riêng và được cho là chỉ phát huy được ba phần trăm khả năng của con người. Thực tế cho thấy rằng năng lực bẩm sinh của con người là vô hạn. Các thầy cô tiểu học và trung học cần bắt đầu giúp đỡ các em học sinh nhận thức được năng lực không có giới hạn của mình.

Trong khi đó, mục đích của giáo dục trong tương lai là giúp con người thể hiện tối đa các năng lực tiêm ẩn bên trong. Hơn nữa, giáo dục cần nuôi dưỡng nhân cách, trí tuệ, lòng nhân hậu, sự tinh tế và sức sáng tạo của trẻ. Việc hướng dẫn trẻ cách dùng những năng lực này cũng hết sức quan trọng. Nếu thiếu đi sự chỉ dẫn đúng đắn để phát triển những năng lực mới này, giáo dục sẽ thiếu tính bền vững vì chỉ xây dựng bộ khung bên ngoài mà thiếu đi cốt lõi bên trong.

Trên đây là một vài chia sẻ với hi vọng mong muốn phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về cách giáo dục con trẻ cũng như cách chăm lo giáo dục cho con cũng không nên đặt nặng việc chạy theo thành tích. Nếu phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm những thông tin khác về trẻ mầm non hoặc các cấp học khác, có thể tham khảo thêm tại đây nhé!

WordPress database error: [Tablespace is missing for table `nuoiduongbe`.`wp_comments`.]
SELECT SQL_CALC_FOUND_ROWS wp_comments.comment_ID FROM wp_comments WHERE ( comment_approved = '1' ) AND comment_post_ID = 835 AND comment_parent = 0 ORDER BY wp_comments.comment_date_gmt ASC, wp_comments.comment_ID ASC