Vấn đề chất và lượng

0
626

Vấn đề chất và lượng?,

Bé ăn cả tô bự mà không mập mạnh bằng con người ta? Ăn cả tô bự rất tốt, nhưng tốt hơn nữa là ăn hai đến ba tô bự! Trẻ vẫn thèm ăn thì cứ cho ăn! Sau đó cần xem lại cái tô bự như vậy có sự góp mặt của cả 3 “ông táo” chưa? Nghĩa là có đủ các nhóm thức ăn xây dựng, thức ăn bảo vệ và thức ăn vận động chưa? Nêu cứ cháo với muối thì không thể nào lớn và khỏe mạnh được vì mới có một “ông táo”. Nên thêm vào đó ít thịt hoặc cá, ít rau đậu và một tròng đỏ trứng gà, một vài muỗng dầu đậu nành thì chất bổ sẽ tăng lên ngay.

,

Riêng trẻ còn nhỏ mà vì lý do gì không thể cho bú sữa mẹ được thì phải học kỹ về cách pha chế sữa bò. Một bé hai tháng tuổi đã phải bú ngày 6 bình, mỗi bình từ 100 đến 130 ml sữa! Bú ít hơn, bé không đủ sức lớn. Phần lớn các bà mẹ không nắm rõ nhu cầu của bé, cho bú thiếu nên bé đói mà không biết! Tội là bé không biết nói để kêu ca!

,

img58

,

TÁO xây dựng

,

TÁO bảo vệ

,

TÁO vận động

,

Sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò, ốc… đậu phộng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, mè.

,

Cung cấp chất đạm.

,

-Rau: rau dền, rau muống và các loại rau khác

,

– Cà chua, cà-rốt.

,

– Cam, chuối, đu đủ, quýt, chanh, khế…

,

Cung cấp sinh tố và

,

muối khoáng.

,

-Các loại đường, bột (đường cát, đường tán, đường mía).

,

– Gạo, bắp, khoai.

,

– Dầu mỡ (dầu phộng, dầu nành, dầu mè… ).

,

– Hạt: cơm dừa, đậu phộng, mè…

,

Cung cấp năng lượng.

,

     

 

,Lúc bé bệnh có nên cho ăn không?,

Sao lại không! Chính lúc bé đang bệnh mới cần ăn hơn hết để có sức chống bệnh. Cũng như muốn cái đèn cháy, ta cần phải châm dầu vậy! Nuôi con giỏi là nuôi lúc trẻ mạnh cũng như lúc trẻ đau ốm đều tốt, không để trẻ mất sức. Một bà mẹ có con bị tiêu chảy, “can đảm” cho con ăn cháo muối hằng tháng đến nỗi còi xương với da thì thật đáng trách! Ngay người lớn chúng ta đây mà ăn cháo với muối hay với đường chừng 2 ngày thôi, đã đi không nổi, té xỉu, huống hồ trẻ con! Dĩ nhiên, lúc bé nóng sốt, đau miệng, không ăn được nhiều, ta phải nghĩ ra cách cho ăn tốt: nên ăn làm nhiều lần, mỗi lần một ít, và đủ chất bổ dưỡng. Thức ăn nên loãng hoặc sệt và nếu miệng đau quá thì nên dùng thức ăn lạnh, không nên ăn nóng, càng đau. Trong mọi trường hợp, bé nóng sốt đều khát nước, nhớ cho uống thêm nước. Thiếu nước bé sẽ sốt cao hơn, có khi làm kinh. Khi bé bớt bệnh thì cho ăn lại ngay, càng sớm trở lại bình thường càng tốt. Trong trường hợp bé bú sữa mẹ mà bị tiêu chảy thì không bao giờ nên ngưng sữa, cứ cho bú, không sao cả. Tóm lại, lúc bé bệnh, càng chú ý cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, cho uống nhiều nước, để bé có đủ sức chống bệnh, mau khỏi! Cữ ăn, cữ uống là sai lầm, trừ trường hợp có lời khuyên của thầy thuốc: thí dụ bị bệnh thận, không nên ăn muối (phải ăn lạt). Lúc đi khám bệnh, phải hỏi “nên cho trẻ ăn gì” mà đừng hỏi “nên cho trẻ kiêng ăn gì?” thì tốt hơn.