Những người lần đầu tiên làm cha mẹ thường sẽ rất lúng túng trong việc tập cho con ăn dặm đúng cách.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn thế nào thức ăn dặm công nghiệp và các cách phân loại chúng.
Định nghĩa về thức ăn dặm công nghiệp
Thức ăn dặm công nghiệp là thức ăn dành cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên. Thức ăn dặm có nhiều loại, trong đó loại chính là bột dinh dưỡng. Các dạng này có nhiều vị mặn ngọt khác nhau, được chế biến sẵn; nghĩa là đã được làm chín, do đó không cần nấu, chỉ cần hòa tan với nước chín ấm sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành cho bé. Thức ăn dặm công nghiệp thường mịn đều, dễ hòa tan trong nước, giúp bé dễ nhai nuốt, tiêu hóa tốt và tạo cảm giác ngon miệng; Các mẹ dễ dàng chế biến; Thuận tiện khi phải đi làm, đi chơi xa; Dễ dàng thay đổi mùi vị cho bé vì chủng loại đa dạng. Những ưu điểm đó giúp thức ăn dặm công nghiệp ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Thức ăn dặm công nghiệp thường được chế biến phối hợp từ các loại nguyên liệu như gạo, ngũ cốc, rau quả, thịt cá, trứng, sữa… và thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
– Đầy đủ năng lượng cung cấp hằng ngày cho bé.
– Phù hợp với thói quen và khẩu vị của bé
Ngoài ra còn có loại thực phẩm dạng hạt dành cho lứa tuổi có thể ăn lợn cợn ( khi đã mọc răng); Bánh quy nhỏ ( biscuit) có bổ sung vitamin, calcium, DHA… thỏa mãn nhu cầu thích nhai, cắn của bé khi mọc những chiếc răng đầu tiên.
Các loại thức ăn dặm công nghiệp
Có 2 dạng chính: dạng bột và dạng sệt (dạng paste)
- Dạng bột
1. Loại không cần bổ sung thêm. Công thức hoàn chỉnh: Thành phần dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; Chỉ cần pha với nước chín ấm theo đúng hướng dẫn.
2. Loại cần bổ sung thêm – công thức chưa hoàn chỉnh: Cần pha thêm rau, đạm; Nhóm này được chế biến từ ngũ cốc. Mục đích của nhà sản xuất là giúp các mẹ có thể linh động thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách bổ sung rau, đạm theo ý muốn.
- Dạng sệt (paste)
– Đây là loại hiếm gặp, giá thành đắt, hạn sử dụng ngắn, khó bảo quản, dễ hư hỏng…
Ngoài ra còn có cách phân loại theo vị:
– Dạng mặn: Có vị mặn của thịt heo, bò, gà, cá, tôm, cua…
– Dạng ngọt: Có hương vị ngọt của hỗn hợp trái cây như táo chuối, cam, vani, chocolate…
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu các loại bột ăn dặm cho con. Bí quyết để chọn lựa loại bột ăn dặm nào tốt cho con, mẹ có thể xem thêm tại đây.