Trẻ mầm non học được gì từ chương trình STEM

0
659

Chương trình STEM đang trở thành xu hướng giáo dục thời đại 4.0. Phương pháp giáo dục STEM đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều bậc học, trong đó cả các trường mầm non. Nếu ở các bậc học khác trẻ em đủ tiếp thu được những kiến thức công nghệ khoa học, vậy lớp mầm non học được gì từ phương pháp giáo dục này khi các em chưa thể hiểu những kiến thức hàn lâm. Cùng VAS – một trong những ngôi trường đang áp dụng chương trình STEM vô cùng hiệu quả tìm hiểu lợi ích của phương pháp giáo dục mới với các bé mầm non nhé!

Giáo dục STEM đã có ở Việt Nam nhiều năm nay và đang lan tỏa, nhân lên hiệu quả giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất người học. Về bản chất, giáo dục STEM được hiều là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.  

Đồng thời STEM trang bị cho người học những kỹ năng về tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; khả năng tư duy chiến lược và định hướng mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian, nhằm chuẩn bị cho học sinh những tri thức thiết yếu nhất của thế kỉ 21, những kỹ năng có thể giúp tăng đáng kể ưu thế cạnh tranh của lao động ở mỗi quốc gia.

Chương trình học STEM trở thành xu hướng giáo dục thời đại 4.0

Khác với giáo dục truyền thống, chương trình STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – Chủ đề.

Nhiều phụ huynh băn khoăn ở lứa tuổi nào có thể tiếp cận phương pháp giáo dục STEM? Và theo nghiên cứu của Hiệp hội Giáo viên Khoa học Quốc gia Hoa kỳ chỉ ra rằng, lứa tuổi mầm non chính là độ tuổi lý tưởng để bắt đầu học STEM. Với sự tò mò, trẻ con giống như những nhà khoa học bẩm sinh. Chúng luôn tò mò và tìm cách lý giải cho những sự việc quan sát được.

Trẻ mầm non có thể tiếp thu những cái mới nhờ quan sát và khám phá

Với trẻ mầm non, các con chưa thể tiếp thu những kiến thức hàn, mọi kiến thức mới về thế giới xung quanh sẽ được chuyển tải đến trẻ bằng trực quan thông qua những hoạt động trải nghiệm, khám phá chủ động, thúc đẩy sự quan sát, tương tác. Thông qua đó trẻ sẽ hiểu được tất cả những gì đang diễn ra. Các giáo viên có thể đặt câu hỏi dạng mở để bé có thể nói lên phán đoán, suy luận của mình nhờ việc quan sát trước đó.

>>>Xem thêm: Hoạt động ngoại khóa phát huy tiềm năng song ngữ tại trường mầm non

Để chương trình STEM hiệu quả với trẻ mầm non, các giáo viên phải chú ý khơi gợi sự hứng thú của học sinh trong quá trình giảng dạy.Trẻ em chỉ hứng thú với với những thứ các em quan tâm. Nếu dạy các bé những điều các bé không quan tâm thì sẽ khó đạt hiệu quả như kỳ vọng. Trong khi đó, giáo dục STEM lại rất có lợi thế trong việc tạo sự hứng thú cho học sinh khi các em học sinh khi bài giảng không phải chỉ là những kiến thức đơn điệu mà luôn có sự kết hợp liên môn, gắn với thực hành, trải nghiệm thực tế, làm việc nhóm.

Kiến thức tổng hợp

Thay vì dạy 4 môn học tách biệt, phương pháp STEM cho trẻ mầm non kết hợp những môn học này thành 1 mô hình gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Trong mỗi bài học, học sinh được đặt trước một tình huống thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức liên môn. Để giải quyết vấn đề đó, trẻ phải tìm tòi và hệ thống những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề.

Kích thích tư duy sáng tạo

Với giáo dục STEM, tư duy sáng tạo của trẻ được phát huy triệt để

Giáo dục STEM đề cao phong cách học tập sáng tạo. Đặt bản thân vào vai trò của một nhà phát minh, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các kiến thức được trang bị: biết cách mở rộng, sửa chữa, vận dụng sao cho phù hợp với tình huống có mà các em gặp phải.

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Với chương trình STEM, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn và quan sát, trẻ sẽ tự thực hiện các hoạt động.  Các giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm, tìm ra vài trò của người lãnh đạo trong nhóm. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động. 

Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được phát triển

Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung. Đồng thời trẻ cũng tự tìm được hứng thú, sự vui vẻ trong quá trình học.

Trong phương pháp giáo dục STEM, trẻ mầm non có thể học được điều mới ở mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ giáo viên, các bậc phụ huynh cũng có thể hướng dẫn con khám phá những điều mới lạ. Ví như bố mẹ có thể dạy con cách phát tán của hạt nhờ gió bằng cách gấp giấy thành hình chong chóng và chỉ cho trẻ thấy khi thả xuống, chong chóng bay theo hình xoắn xuống. Đó cũng là cách mà các hạt phát tán nhờ gió.

Bố mẹ có thể cùng con học tập

Nhưng bố mẹ cần lưu ý thay vì sử dụng phương tiện công nghệ như tivi, điện thoại để giải thích cho con về sự vật hãy dùng những hình ảnh trực quan. Bởi các quan sát qua các thiết bị điện tử này làm giảm khả năng tư duy của bé so với hình ảnh thực tế bé tự mình trải nghiệm.

Nhờ những hoạt động chơi thông minh, học vui vẻ của chương trình học STEM giúp trẻ mầm non phát triển được tư duy, sáng tạo và trí tưởng tượng, bồi đắp niềm đam mê với khoa học công nghệ. Để tìm hiểu thêm về chương trình học STEM, phụ huynh vui lòng xem tại đây