Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú

0
840

Vitamin A

Vitamin A cần cho thị giác và cấu trúc da (biểu bì). Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A (retinol) dồi dào lấy được từ nồng độ vitamin A trong máu của mẹ. Khuyến khích mẹ ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ giàu vitamin A và uống bổ sung vitamin để tăng lượng vitamin A trong sữa mẹ. Khuyến khích bé bú sữa mẹ để nhận vitamin A trực tiếp từ sữa, không khuyến khích bổ sung vitamin A trực tiếp cho bé.

Vitamin D

Vitamin D cần cho việc phát triển xương, tạo tế bào, phòng chống một số loại nguy cơ (cao áp, rối loạn cơ chế tạo kháng thể chủ động…). Sữa mẹ có thể cung cấp lượng vitamin D cần thiết hoàn hảo cho bé. Mẹ cần bổ sung vitamin D trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ và phơi nắng 45% da 15 phút mỗi ngày để sữa mẹ cung cấp vitamin D hoàn hảo cho bé. Bé cũng được khuyến khích phơi nắng sáng 45% da 15 phút, nếu có thể mỗi ngày, hoặc vài lần mỗi tuần.

Chúng ta đọc thêm Ngộ nhận/Giác ngộ 41, 42, 43 trang 225,232,238 để hiểu rõ hơn về các ngộ nhận trong cộng đồng liên quan đến việc bổ sung vitamin D.

Vitamin E

Vitamin E giúp bảo vệ các lớp màng tế bào khỏi bị oxy hóa, lão hóa, giảm stress (intra-patrum sữess). Sữa mẹ dồi dào vitamin E. Vitamin E cần hấp thụ trong chất béo, do đó được hấp thụ tốt hơn trong sữa sau (hindmilk) nhiều béo. Trong chế độ ăn uống thông thường của mẹ, cũng dễ dàng có đủ vitamin E cho mẹ và con, không cần bổ sung thêm dạng thuốc.

Vitamin K

Vitamin K giúp đông máu, nhận từ mẹ qua sữa mẹ. Trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K một lần duy nhất ngay sau khi sinh. Sau đó, bé nhận từ sữa mẹ và không cần bổ sung nữa. Mẹ được khuyến khích ăn nhiều rau quả có màu xanh.

Vitamin C

Vitamin C giúp chống oxy hóa, giúp hấp thụ chất sắt, chống dị ứng, tăng sức đề kháng. Cơ thể bé không tự tạo vitamin C, mà chỉ nhận được vitamin C từ sữa mẹ, do đó phụ thuộc trực tiếp vào khẩu phần ăn của mẹ. Chỉ vitamin C từ thực phẩm mới giúp gia tăng lượng vitamin C trong sữa mẹ. Mẹ cần được ăn nhiều rau củ, trái cây màu xanh, màu vàng, màu cam giàu vitamin C như bông cải xanh, cải, đu đủ… (ngoại trừ họ cam chanh có nhiều acid có thể làm nóng dạ dày, đặc biệt các bé bị trớ nhiều, hoặc trào ngược thực quản).

Vitamin B (các loại Bl, B2, B6, B12…)

Giúp chuyển hóa năng lượng trong tế bào, được nhận từ huyết thanh dồi dào của mẹ. Mẹ được khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin B: chuối, khoai tây, cá hồi, gan, ngũ cốc, gạo lứt, các sản phẩm sữa…

Muối Clo (Sodium, Cloride)

Cần để sát trùng và chống viêm cho mẹ và bé. Khi mẹ bị viêm tuyến sữa, nồng độ muối trong sữa mẹ tăng lên giúp chống viêm cho mẹ và bé có thể bú mẹ bình thường.

I-ốt: Tạo hormone tuyến giáp cần cho quá trình phát triển não trong thai kỳ và trọn đời. Ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ cần ăn các thức ăn giàu i-ốt như cá biển, hải sản, rong biển và muối i-ốt. Ở những vùng thiếu i-ốt, bà mẹ cần được bổ sung i-ốt.

Flo: Cần cho quá trình tạo xương, làm chắc vỏ xương, vỏ răng. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, có đầy đủ trong sữa mẹ. Nhiều nơi có nguồn nước đã bổ sung flo, mẹ không cần dinh dưỡng đặc biệt hay bổ sung flo. (Đối với sữa bột cho trẻ em đã có flo, nếu được pha với nguồn nước cũng có flo, bé uống sữa này sẽ bị hiện tượng thừa flo (florosis) sẽ bị vôi hóa sớm).