Ngủ là để phát triển não, do đó bé phải ngủ say

0
965

Có nhiều lâm những lý do, mẹ vẫn có đủ sữa cho con nhưng con lại vẫn được “bổ sung” ị sữa bột cho trẻ em, phổ biến nhất là:

“Em chỉ cho con một bình sữa buổi đêm, để con ngủ say: Bé cần ngủ say và dài buổi đêm để phát triển não và phát triển chiểu cao phải không ạ?”

“Con em bú mẹ chỉ ngủ được một tí, 2 giờ sau đã bú lại. Trong khí nếu cho con bú sữa bột cho trẻ em sẽ ngủ được 3 – 4 giờ, cách cữ được 3 – 4 giờ, bé ngủ được nhiều và sâu hơn”. “Con của em bú mẹ nên ngủ hay vặn vẹo. Chắc vì em gầy, sữa của em ít chất nên bé bú mẹ không đủ no, không ngủ ngon như khi bú sữa bột cho trẻ em. Em hoang mang lắm, cho bé bú thử sữa bột cho trẻ em vài lần thì thấy bé ngủ say hơn, nên em cai sữa mẹ cho bé luôn rồi”…

Những bà mẹ cho con bú do ngộ nhận này lại ngày càng ít sữa. Những em bé bú sữa bột cho trẻ em buổi đêm và bị cai sữa sớm càng ngày càng nhiều, sữa mẹ chỉ còn là mút mát cho vui.

Khi nói về việc ngủ, một điều căn bản nhất các bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi có nhu cầu và nếp ngủ khác nhau, thay đổi lúc này lúc khác, cũng như người lớn có hôm ngủ ngon, có hôm khó ngủ.

Nhu cầu ngủ, giấc ngủ và ý nghĩa của việc phát triền não trong giấc ngủ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng, để tăng trưởng và tiếp tục phát triển não (não bé phát triển nhanh và căn bản trong giai đoạn từ sơ sinh đến 2 tuổi, do đó các mẹ cho con bú chú ý đến điểm này nhé).

Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là “ngủ yên”. Thật ra não phát triển mạnh ở giai đoạn “ngủ động” (REM – rapid eye movements), là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian là ở trạng thái “ngủ động” với các biểu hiện trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, mỉm cười hoặc khóc nhưng vẫn ngủ…, giúp não hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ.

Do vậy các mẹ không nên lo lắng khi bé vặn vẹo trong giấc ngủ, đó không phải là bé thiếu canxi và cần bổ sung canxi và vitamin D, như quan niệm phổ biến hiện nay.

Tương ứng với mức độ trưởng thành của não (trên 5 tuổi), tỉ lệ “giấc ngủ động” sẽ giảm dần xuống khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên. Nhu cầu ngủ mỗi ngày của trẻ có thể thay đổi khác nhau (có thể từ 10 giờ đến 19 giờ) mỗi ngày, và không có nghiên cứu khoa học nào đưa ra số giờ ngủ tối ưu chung cho tất cả các bé. Bảng thông số dưới đây có tính tham khảo, về số giờ ngủ thông thường trong 24 giờ của bé, và cho thấy bé càng lớn càng ngủ ít đi: 

Trẻ > 1 tháng: 16,5 giờ mỗi ngày

Trẻ > 3 tháng: 15,5 giờ mỗi ngày

Trẻ > 9 tháng: 15 giờ mỗi ngày

Trẻ > 2 tuổi: 13 giờ mỗi ngày

Trẻ > 5 tuổi: 11 giờ mỗi ngày.

Các mẹ có thể giữ một cuốn sổ nhỏ để ghi lại giờ ngủ của con trong ngày, để biết số giờ bé thật sự ngủ được dù là những giấc dài hay cộng nhiều giấc nhỏ để biết tổng số giờ ngủ trong ngày của bé.