Kiến thức về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé mà mẹ nào cũng nên biết

0
593

Bên cạnh hai phương pháp ăn dặm là truyền thống và chỉ huy thì ăn dặm kiểu Nhật có lẽ được nhắc đến nhiều hơn cả, tuy mỗi cách đều có ưu điểm nổi bật riêng.

Phương pháp cũng như thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được đánh giá cao về độ khoa học và hình thành thói quen ăn uống cho bé hợp lý, tích cực hơn, rèn luyện tính tự lập cao ( bé tự xúc ăn, tự cầm muỗng, nĩa…), ưu điểm không thể quên nhắc đến trong phương pháp này chính là bé sẽ được ăn theo nhu cầu của mình.

Với trẻ phát triển ổn định về tinh thần cũng như thể chất thì quá trình tập ăn thích hợp từ 5 tháng và kéo dài đến tháng thứ 15. Thức ăn cần tuân theo đặc tính: Mịn đến thô dần, loãng đến đặc dần để hệ tiêu hóa của bé có thể tập làm quen. Ngoài ra các mẹ cần nắm kiến thức cơ bản về cách lựa chọn thực phẩm, những chú ý khi cho trẻ sử dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi để con yêu được tiếp nạp hàm lượng dinh dưỡng tối ưu.

Cùng mẹ chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Nguồn tinh bột: từ gạo, cháo, lúa mạch, bánh mì mềm, các loại khoai ( khoai lang, khoai tây, khoai môn, khoai sọ…)…

Đạm: Nguồn cung cấp đạm từ thịt, cá, đậu hũ, lòng đỏ trứng, phô mai…

Nhóm vitamin: ở giai đoạn này, không phải thực phẩm nào trẻ cũng sử dụng được nên nguồn mang lại Vitamin sẽ từ rau củ thiên nhiên như bí đỏ, hành tây, cà chua, củ cải, cà rốt, cải bó xôi, táo, quýt, cam, dâu, táo.

Kiến thức cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Thời gian ăn hợp lý: Bé trước 6 tháng thì nên ăn vào lúc 10 giờ sáng, thời gian sau tăng thêm 1 bữa lúc 7 giờ tối.

Số lượng bữa ăn: Bé 5 tháng ăn 1 bữa/ngày, bé từ 6 tháng ăn 2 bữa/ngày.

Hàm lượng chất đạm: 5 – 10gram

Hàm lượng tinh bột: 5 – 30gram

Hàm lượng Vitamin: 5 – 20 gram

Tỉ lệ thô của cháo: 1 gạo/10 nước

Nên cho bé sử dụng thìa loại 5ml mỗi lần thay đổi một hương vị bột khác.

Các lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Trước khi bước qua giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa cũng như khẩu vị của trẻ chỉ quen tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức nên thức ăn tập làm quen cần phải mềm, nhuyễn mịn và số lượng nhỏ ( tốt nhất nên ít hơn một muỗng cà phê)

Chế biến bột từ nhiều nguyên liệu, đa dạng thực phẩm để trẻ làm quen với mùi hương và khẩu vị.

Với một món ăn dặm mới, bé cần thời gian 3 – 4 ngày thì mới có thể quen được nên mẹ hãy rèn luyện từ từ nhé!

Có nhiều trường hợp bé không hợp tác, khó ăn và phản ứng tiêu cực khi ăn dặm thì mẹ cũng đừng cố gắng ép, tốt nhất nên ngừng lại khoảng 2 đến 3 ngày rồi thử cho ăn lại sau.

Lưu ý quan trọng tiếp theo là mẹ không nên nêm gia vị, đặc biệt là muối vào thức ăn dặm của bé.

Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như cá thu, tôm cua, bạch tuộc, ốc… Nếu được, mẹ chỉ nên thử cho bé ăn với liều lượng cực ít xem có phản ứng gì hay không nhé.

Khi chế món ăn dặm, mẹ đừng trộn lẫn nhiều thực phẩm vào một món mà hãy kiên nhẫn cho ăn từng thực phẩm mỗi lần, việc này giúp hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra dị ứng.

Nắm rõ các nguyên tắc và chú ý nêu trên thì giai đoạn ăn dặm của mọi bé yêu đều sẽ trải qua nhàn tênh cho cả mẹ và bé đấy! Chúc các mẹ thành công.