Bí quyết chăm sóc trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

0
904

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé đã bắt đầu có những sự phát triển về thể chất lẫn nhận thức bên trong, vì vậy mà khẩu phần ăn cũng có những thay đổi rất nhiều. 

Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi tuy bé vẫn phải thường xuyên được bổ sung thêm những loại sữa bột nhưng đây clà giai đoạn bé bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm, lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé cũng tăng lên. Chính vì vậy mà mẹ cần hiểu rõ sự phát triển ở độ tuổi này để có thể có những chế độ chăm sóc thật hợp lý cho sự phát triển của bé. 

Nhận biết khi nào bé cần ăn dặm

Ở giai đoạn này, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bên cạnh đó thì cần bổ sung một số thực phẩm dinh dưỡng khác và bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Thời điểm bắt đầu ăn dặm tùy thuộc cơ địa của từng bé. Một số bé trong giai đoạn này có thể chưa “sẵn sàng” để nạp thêm những nguồn dinh dưỡng khác, vì vậy để an toàn thì không nên ép bé mà tập cho bé ăn dần dần để bé thích nghi. Một số bé khác thì tới giai đoạn này sẽ có những biểu hiện như: không tập trung trong việc bú sữa mẹ, hay thức giấc giữa đêm và đòi bú, bé vẫn đói khi đã bú hết 2 bầu sữa của mẹ… Khi thấy những dấu hiệu này cũng đồng nghĩa với việc mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm được rồi.

chăm sóc bé từ 6 đến 12 tháng tuổi  

Những nguyên tắc tập ăn dặm hiệu quả cho bé

Việc bắt đầu ăn dặm đòi hỏi bé phải có sự thích nghi. Mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn mới một cách từ từ, từ ít rồi dần dần tăng lên, từ loãng cho đến đặc dần. Lúc đầu mẹ nên cho bé ăn quen một loại thức ăn rồi kết hợp từ từ và sau đó đa dạng hơn để bé không bị ngán. Bé nên ăn cả phần nước lẫn cái để có thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Ban đầu, việc tập cho bé ăn dặm sẽ có nhiều khó khăn, có những bé sẽ không chịu ăn những thức ăn mới, khi đó, các bậc phụ huynh không nên la rầy bé mà cần có sự khuyên bảo nhẹ nhàng, dỗ dành bé dần dần, lúc khởi đầu thì có thể cho bé nếm một ít, sau thì tăng lên để bé thích nghi hiệu quả, không bị bất ngờ, đột ngột. 

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho một bữa ăn dặm của bé

Muốn bé phát triển toàn diện thì mẹ nên cung cấp cho bé một khẩu phần ăn dặm thật chất lượng, đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh.

– Nhóm tinh bột: nhóm này chủ yếu có trong bột, cháo, nui, cơm, khoai, bánh mì… nhằm giúp tăng năng lượng cho bé hoạt động.

– Nhóm chất đạm: việc bổ sung cho bé đầy đủ chất đạm sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khỏi những tác động của môi trường xung quanh, đồng thời giúp bé phát triển các mô và cơ quan trong cơ thể thật tốt. Loại dưỡng chất này thì thường có trong các loại thực phẩm như cá, thịt , trứng, tôm, cua, các loại đậu. 

– Nhóm chất béo: Đây là nhóm chất tham gia vào sự phát triển của các tế bào. Các axit béo như DHA, AA, Axit Linoleic… sẽ hỗ trợ bé phát triển về mặt trí não và thị giác. Không có chất béo trong khẩu phần ăn thì việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K sẽ bị giảm. Vì hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu nên bé không thể tiêu hóa được chất béo trong bơ và động vật, vì vậy trong mỗi chén bột hoặc cháo mẹ nên cho vào thêm một muỗng dầu ăn trẻ em để việc hấp thụ chất béo được hiệu quả. 

– Rau xanh: Đây là nguồn dinh dưỡng cực kì cần thiết và quan trọng, nó chính là nơi cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể. Rau xanh sẽ giúp bé hạn chế được các vấn đề như táo bón, giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột sau này. 

Bên cạnh đó thì mẹ cũng cần bổ sung thêm canxi, chất sắt,… để đảm bảo cho bé được phát triển thật toàn diện. 

Ngoài sữa mẹ ra thì giai đoạn này mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm các loại sữa bột để cung cấp cho bé một nguồn dinh dưỡng thật hoàn hảo. Trong các loại sữa bột hiện nay đều chứa các thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho sự phát triển của bé. Đặc biệt hơn là các nhà sản xuất còn cho ra những sản phẩm sữa rất hợp với lứa tuổi để các mẹ lựa chọn. Chẳng hạn như Vinamilk có sản xuất ra hai dòng Dielac Optimum với Dielac Alpha đều có các lựa chọn từ step 1, step 2, step 3 đến step 4, mỗi loại tương ứng với mỗi giai đoạn tuổi khác nhau nên các mẹ có thể yên tâm tin dùng.

Để quá trình chăm sóc bé từ 6 đến 12 tháng tuổi được hiệu quả thì mẹ cần hiểu rõ sự phát triển của bé. Những vấn đề về việc ăn dặm ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bà mẹ có con trong giai đoạn này.